Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc vợ chồng thể hiện ý chí phân chia, định đoạt tài sản chung thành tài sản riêng qua việc xác lập giao dịch phân chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu việc phân chia không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, tức là không được tiến hành theo đúng hình thức, trình tự, thủ tục do pháp luật quy định thì sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp sau này nếu giữa hai bên không tự hòa giải được. Đặc biệt là sẽ càng phức tạp hơn khi các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Trong thực tế đời sống xã hội, ngay cả khi quan hệ hôn nhân đang còn tồn tại và quan hệ vợ chồng vẫn còn trong tình trạng “nồng ấm” thì vợ chồng vẫn có thể thực hiện việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vì nhiều lý do khác nhau chứ không nhất thiết là phải ly hôn thì mới được yêu cầu phân chia tài sản chung, chẳng hạn như để kinh doanh, tặng cho hoặc lập di chúc…
Điều 38 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đã quy định như sau:
“… 1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”
Khi tiến hành việc phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, điều cần thiết phải làm là phải xác định được đối tượng tài sản cần phân chia, tham khảo quy định của pháp luật hiện hành để tiến hành thủ tục phân chia theo đúng quy định của pháp luật. Bởi lẽ mỗi một loại tài sản thì pháp luật có quy định khác nhau về thủ tục đăng ký, chẳng hạn như tiền mặt, vàng, bạc, kim khí quý thì thủ tục phân chia khác với nhà, đất, ô tô… Tựu trung lại, quý vị chỉ cần phân biệt tài sản có đăng ký quyền sở hữu và tài sản không có đăng ký quyền sở hữu để tiến hành thủ tục phân chia phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, quyền sử dụng đất, xe máy, xe ô tô thì khi tiến hành việc phân chia tài sản các bên phải lập thành văn bản có công chứng, căn cứ vào văn bản phân chia tài sản chung có hiệu lực nếu có yêu cầu đăng ký tên chủ sở hữu tài sản thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành thủ tục cấp đăng ký mới theo luật định.
Để thực hiện trọn vẹn quyền của chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt thì khi phân chia tài sản chúng ta nên hoàn tất những thủ tục cần thiết còn lại để được pháp luật công nhận bằng giấy tờ có giá trị pháp lý để đủ điều kiện tự mình xác lập giao dịch mà không cần phải có ý kiến đồng ý của người còn lại.
Nếu quý vị có nhu cầu phân chia tài sản chung trong thời khi hôn nhân mà không am hiểu pháp luật hoặc không có thời gian để thực hiện, đặc biệt là việc phân chia tài sản có liên quan đến việc góp vốn, giá trị thương hiệu, doanh nghiệp, cổ phiếu, cổ phần… thì phương án an toàn và hiệu quả nhất là tìm cho mình một luật sư giỏi tư vấn luật chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để có được sự trợ giúp pháp lý hiệu quả nhất, hầu giảm thiểu rủi ro và thiệt hại có thể xảy ra về sau.
Trân trọng!
- LUẬT SƯ GIỎI TƯ VẤN LUẬT CĂN CỨ LY HÔN (30/10/2023)
- LUẬT SƯ GIỎI TƯ VẤN LUẬT CHIA TÀI SẢN KHI LY HÔN (27/10/2023)
- TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN (14/06/2023)