Điều 328 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc như sau:
“1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
- Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”
Trong thực tế xã hội hiện nay, đặt cọc là một hình thức giao dịch khá phổ biến và được ưa chuộng bởi sự tiện lợi cho các bên trong quá trình tiến hành giao kết hợp đồng. Điều quan trọng nhất là việc đặt cọc đã được “luật hóa” bằng quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, việc đặt cọc thể hiện sự tôn trọng tối đa ý chí của các bên theo thỏa thuận tại văn bản đặt cọc.
Cũng chính vì sự cởi mở như trên đã dẫn đến những tình huống pháp lý khó khăn cho một hoặc các bên khi có tranh chấp xảy ra vì không phải ai cũng có đầy đủ kiến thức pháp luật để vận dụng trong nội dung hợp đồng đặt cọc để phòng ngừa những rủi ro và bất lợi cho mình khi giải quyết tranh chấp.
Trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc, Tòa án phải xem xét và vận dụng thêm nhiều quy định pháp luật có liên quan để đưa ra phán quyết cuối cùng đúng đắn nhất, đó có thể là quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, quy định về nghĩa vụ thông báo, quy định về đề nghị giao kết hợp đồng… để xác định yếu tố lỗi nhằm quy trách nhiệm cụ thể cho các bên trong giao dịch.
Lưu ý rằng có sự khác biệt tương đối lớn giữa “tiền thanh toán trước” và “ tiền đặt cọc” vì hậu quả pháp lý của chúng hoàn toàn khác nhau, mặc dù về hình thức thì đều là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền để thực hiện hợp đồng đã ký. Việc phân biệt được ý nghĩa và hậu quả pháp lý của tiền thanh toán trước và tiền đặt cọc sẽ giúp cho quý vị phòng tránh được rủi ro khi tham gia giao kết hợp đồng, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra khi có tranh chấp.
Trong trường hợp gặp vướng mắc hoặc khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp, quý khách hàng vui lòng liên hệ Công ty Luật TNHH Thiên Định để được tư vấn pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Trân trọng!
- THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ (01/03/2024)
- ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ (02/11/2023)
- Công ty Luật TNHH Thiên Định chuyên tư vấn pháp luật đất đai, tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai. (02/11/2023)
- LUẬT SƯ TƯ VẤN THỦ TỤC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU TUYÊN BỐ MỘT NGƯỜI LÀ ĐÃ CHẾT. (01/11/2023)
- TƯ VẤN THỦ TỤC KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ (27/10/2023)
- TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ (14/06/2023)